Đầu tư ngành ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong suốt những năm qua. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua, tăng 154.1% so với mức tăng 2 con số của VNIndex là 96.5%. Liệu sức hấp dẫn của cổ phiếu Ngân hàng có còn trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019?
Nhìn lại 3 năm qua thì ngành ngân hàng có 3 câu chuyện chính tạo sự tăng trưởng giá cổ phiếu ngân hàng: (i) câu chuyện đóng góp của cho vay tiêu dùng và cụ thể là VPB và HDB; ii) việc ghi nhận nguồn thu từ hoạt động bán bảo hiểm của các Ngân hàng, điển hình là TCB, MBB và Sacombank; và (iii) gần đây nhất là câu chuyện tăng trưởng mạnh của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ/ cho vay cá nhân.
Vậy câu chuyện cuối năm 2018 và dự kiến 2019 tới đây sẽ là gì?
Hội thảo FiinPro Talk 7 với chủ đề “Cổ phiếu Ngân hàng và Bất động sản: Kết thúc năm 2018 & Triển vọng” vào ngày 27 tháng 9 năm 2018 ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều có chung nhận định rằng sự tiếp tục tăng trưởng của tín dụng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn sẽ là yếu tố tạo đà cho tăng trưởng lợi nhuận của ngành. Dĩ nhiên, chất lượng lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào danh mục sản phẩm mà ngân hàng đó có thế mạnh và tập trung, ví dụ VIB chủ yếu mạnh về cho vay ô tô trong khi hầu hết các ngân hàng khác thì khá đa dạng và cho vay mua nhà cũng là một cấu phần lớn.
Ngoài ra nguồn thu từ bán bảo hiểm sẽ có thể tạo đột biến từ một số ngân hàng còn lại chưa triển khai mạnh hoặc có thể đàm phán lại với đối tác bảo hiểm của họ. Trong đó phải kể đến VCB, thực tế Ngân hàng này có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất và đã có đối tác bảo hiểm nhưng họ đang công khai đấu thầu tìm kiếm đối tác bảo hiểm với tổng giá trị lên đến 1 tỷ USD. Hoặc trường hợp khác mà Hội thảo trao đổi là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt và Ngân hàng SHB, v.v. Hội thảo cũng trao đổi và chia sẻ về cấu trúc chuẩn của một Hợp đồng Hợp tác giữa Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm. Thông thường việc dàn xếp và thương thảo sẽ tập trung vào khoản thu ban đầu (set up fees) và khoản thu hoa hồng được chia (commission sharing) tính trên mỗi hợp đồng bảo hiểm bán được. Việc đàm phán và phân bổ giữa hai điều khoản này sẽ giúp các Ngân hàng có thể quản lý được lợi nhuận của họ và hạch toán phần set up fee vào ngay các năm đầu tiên. Do đó, Hội thảo gợi ý các chuyên viên phân tích, quỹ đầu tư và nhà đầu tư nên tìm hiểu và đánh giá năng lực của mỗi Ngân hàng cũng như việc dàn xếp với đối tác bảo hiểm của họ để có thể đánh giá chính xác hơn việc ghi nhận trước “front loading” thu nhập này.
Ngoài ra nguồn thu từ bán bảo hiểm sẽ có thể tạo đột biến từ một số ngân hàng còn lại chưa triển khai mạnh hoặc có thể đàm phán lại với đối tác bảo hiểm của họ. Trong đó phải kể đến VCB, thực tế ngân hàng này có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất và đã có đối tác bảo hiểm nhưng họ đang công khai đấu thầu tìm kiếm đối tác bảo hiểm với tổng giá trị lên đến 1 tỷ USD. Hoặc trường hợp khác mà Hội thảo trao đổi là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt và Ngân hàng SHB, v.v. Hội thảo cũng trao đổi và chia sẻ về cấu trúc chuẩn của một Hợp đồng Hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Thông thường việc dàn xếp và thương thảo sẽ tập trung vào khoản thu ban đầu (set up fees) và khoản thu hoa hồng được chia (commission sharing) tính trên mỗi hợp đồng bảo hiểm bán được. Việc đàm phán và phân bổ giữa hai điều khoản này sẽ giúp các ngân hàng có thể quản lý được lợi nhuận của họ và hạch toán phần set up fee vào ngay các năm đầu tiên. Do đó, Hội thảo gợi ý các chuyên viên phân tích, quỹ đầu tư và nhà đầu tư nên tìm hiểu và đánh giá năng lực của mỗi ngân hàng cũng như việc dàn xếp với đối tác bảo hiểm của họ để có thể đánh giá chính xác hơn việc ghi nhận trước “front loading” thu nhập này.
Về mặt rủi ro, rủi ro lãi suất sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận trái phiếu của các ngân hàng trong năm nay và dự kiến sẽ không đạt như năm 2017 vì lợi tức trái phiếu đã tăng hơn 100 điểm từ đầu 2018! Hội thảo cũng chỉ ra rằng các năm gần đây, nguồn thu từ hoạt động đầu tư (treasury) chủ yếu thông qua việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ đóng góp khá lớn và tổng nguồn thu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất tăng trở lại và thực tế lợi tức trái phiếu chính phủ tăng hơn 1% lên 3.89% trong tháng 9 này sẽ làm cho nhiều ngân hàng giảm nguồn thu hoặc thậm chí phát sinh lỗ từ hoạt động này nếu như danh mục của họ được xây dựng trong lúc mặt bằng lãi suất thấp trước đây. Dĩ nhiên, theo quy định về chế độ kế toán cho ngân hàng hiện nay thì các khoản đầu tư này hiện được hạch toán theo giá gốc khi đầu tư và ghi nhận thu nhập tiền lãi cho đến khi bán hoặc đáo hạn. Do đó, thực tế lãi hay lỗ từ hoạt động đầu tư này sẽ chỉ được hạch toán khi ngân hàng thực hiện bán các khoản đầu tư này hoặc phải đóng sổ khi đáo hạn.
Hội thảo cũng chỉ ra rằng rủi ro sẽ nằm ở chỗ gần 25% trong tổng số hơn 1 triệu tỷ VND danh mục đầu tư của 19 ngân hàng hiện có kỳ hạn dưới 1 năm và 43% có kỳ hạn từ 1-5 năm. Và đây có thể là yếu tố làm sói mòn lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới đây vào nửa đầu 2019 hoặc cuối năm 2019 nếu như lợi tức trái phiếu chính phủ tiếp tục giữ mặt bằng hiện tại hoặc tiếp tục tăng đáng kể trong thời gian tới.
Điểm tiếp theo, NIM của các ngân hàng đang có dấu hiệu cải thiện tốt và chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng cá nhân vốn là các sản phẩm có lợi nhuận biên cao hơn cho vay doanh nghiệp. Hội thảo cũng chỉ ra rằng thực tế còn cao hơn mức bình quân 3% hiện nay. Lý do là nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng "ảo" vào cuối quý và đặc biệt là cuối năm. Thực tế TCB có tăng trưởng tín dụng hơn 20 ngàn tỷ vào một quý trong cuối 2017. Điều này được Hội thảo lý giải là có thể ngân hàng dùng các sản phẩm tiết kiệm để cho vay vì thực tế theo dữ liệu của StoxPlus thì báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp lớn chỉ ra rằng không có doanh nghiệp nào có thể “hấp thụ” khoản giải ngân lớn đến như vậy trong một quý.
Diễn biến của lãi suất và tỉ giá
Lãi suất từ đầu năm 2018 đến nay cơ bản là ổn định, lãi suất OMO giảm 0.25 điểm phần trăm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng khá thấp. Lãi suất trong nước ổn định là một thành công trong bối cảnh lãi suất điều hành trên thị trường thế giới biến động
Theo ý kiến của đại diện NHNN, lực tương tác lên lãi suất khá cân bằng, thậm chí yếu tố thuận lợi còn mạnh hơn trong bối cảnh kinh tế hiện tại ngày càng tốt hơn.
Trong khi đó, định hướng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của nhà nước là: Ổn định là yếu tố quan trọng nhất. Ngân hàng nhà nước sẽ kiên định các mục tiêu đã đặt ra, phấn đấu vượt mục tiêu; bám sát diễn biến thị trường bên ngoài để kịp thời có giải pháp thích ứng; phối hợp linh hoạt và chủ động các công cụ CSTT; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành khác của Chính phủ trong việc quản lý kinh tế vĩ mô và truyền thông về diễn biến thị trường và điều hành CSTT.
Trên cơ sở phân tích và thảo luận, nhiều ý kiến tại FiinPro Talk 7 đồng thuận rằng nửa đầu 2019 sẽ là đỉnh của ngành ngân hàng. Chúng ta cùng theo dõi và đánh giá!
FiinPro Talk là chuỗi các buổi hội thảo được tổ chức định kỳ bởi StoxPlus nhằm tạo ra kênh chia sẻ về những chủ đề được nhiều người quan tâm, giúp Quý khách hàng có thể tiếp cận được với các thông tin chuyên sâu về thị trường, hình thành ý tưởng đầu tư mới hoặc bảo toàn tài sản, ngoài ra đây sẽ là cơ hội để kết nối với các chuyên gia trong ngành. Quý khách hàng có thể xem chi tiết kế hoạch tổ chức các FiinPro Talk tiếp theo của StoxPlus tại http://fiinpro.com/Events
« Quay lại
Sự kiện
-
Jan 28, 2019
[FiinPro Data] 2018 Earnings Update: 82% of businesses reported profits with a 16% growth
-
Dec 07, 2018
-
Oct 22, 2018
-
Oct 09, 2018
-
28/04/2020
-
09/10/2018
Đầu tư ngành ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong suốt những năm qua. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua, tăng 154.1% so với mức tăng 2 con số của VNIndex là 96.5%. Liệu sức hấp dẫn của cổ phiếu Ngân hàng có còn trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019?