Những mục tiêu cốt lõi cần đảm bảo khi lựa chọn phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu
Với cách tiếp cận lấy ý kiến rộng rãi nhằm giúp các cơ quan soạn thảo luật, cơ quan thẩm tra luật có thêm thông tin đa chiều, thời gian qua, các bên liên quan đã cung cấp thêm thông tin, phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề cốt lõi đề cập trong dự thảo luật...
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra và tới đây sẽ thảo luận về dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi trong số 13 dự án luật được chính thức cho ý kiến trong kỳ họp quốc hội lần này.
Với cách tiếp cận lấy ý kiến rộng rãi nhằm giúp các cơ quan soạn thảo luật, cơ quan thẩm tra luật có thêm thông tin đa chiều, làm cơ sở để hoàn thiện dự thảo luật cũng như báo cáo thẩm tra luật, thời gian qua, các bên liên quan gồm các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, và nhiều chuyên gia các lĩnh vực khác nhau đã cung cấp thêm thông tin, phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề cốt lõi đề cập trong dự thảo luật.
Riêng đối với mặt hàng BIA, Dự thảo luật đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ phần trăm với 02 phương án:
Phương án 1: Từ năm 2026 mức thuế đạt 70% (tăng 5% so với mức thuế hiện tại) và tăng liên tục các năm tiếp theo với mức tăng đều từng năm là 5%. Đến 2030, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm bia là 90%.
Phương án 2: Từ năm 2026 mức thuế đạt 80% (tức tăng 15% so với mức thuế hiện tại, và tăng liên tục các năm tiếp theo với mức tăng đều từng năm là 5%. Đến 2030, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm bia là 100%.
Đa số các ý kiến đóng góp cho dự thảo luật đều cho rằng việc tăng thuế là cần thiết, tuy nhiên, các ý kiến cũng đặc biệt nhấn mạnh và khuyến cáo cũng như mong muốn các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu, tính toán đo lường kỹ lưỡng các yếu tố tác động toàn diện cả trong ngắn hạn và trung hạn để xác định mức tăng, thời điểm tăng,và khoảng cách tăng phù hợp, đạt điểm tăng tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu sửa đổi luật thuế đã đặt ra đối với mặt hàng bia nói riêng và đồ uống có cồn nói chung.
Phương án nào đi chăng nữa thì cái đầu tiên phải xem xét là có phù hợp với bối cảnh kinh tế không? Nó có ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn sắp tới không? ảnh hưởng nhiều hay ít?
Theo PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chín, đây là yếu tố quan trọng cần được tính toán và chỉ ra các con số cụ thể để thấy rõ mức độ tác động. Bởi Chính phủ đang đặt mục tiêu bứt phá về tốc độ và kết quả tăng trưởng cao trong năm 2025, làm cơ sở để tạo đà cho giai đoạn 2026-2030. Hơn nữa, từ tác động tới tăng trưởng kinh tế, sẽ kéo theo các chỉ tiêu có tính ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội như chỉ số lao động, việc làm, thu nhập của người lao động trong ngành hàng trực tiếp và nhóm ngành hàng liên quan. Do đó, cần nghiên cứu để chỉ rõ mức độ tác động làm thay đổi các chỉ số này như thế nào?
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, nhưng thể không tăng trong trung và dài hạn. Điều này phụ thuộc vào điểm tăng thuế và điểm giảm sản lượng và quy mô sản xuất. Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thì cũng sẽ giảm các nguồn thu khác như nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... Do vậy, cần tính toán trên bình diện tổng thể về nguồn thu để xác định mức tăng tối ưu, nhằm đạt hiệu quả về tăng thuế.
Một điểm nữa đã được nhiều ý kiến đề cập, đó là áp dụng phương án tăng thuế sốc và liên tục sẽ kéo theo tăng giá cao các mặt hàng chịu tác động điều chỉnh tăng của thuế. Điều này có thể tạo cơ hội cho thị trường phi chính thức phát triển, làm gia tăng và phức tạp hơn các vấn đề trốn thuế, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng tới những doanh nghiệp kinh doanh chân chính và tăng gánh nặng cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Thứ hai là việc mà điều chỉnh hành vi tiêu dùng thì cũng chưa chắc đã đã đạt được như mong mong muốn. Bởi do người ta sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm mà nó không chính thống hoặc là nó sẽ khuyến khích các hoạt động buôn lậu".
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính: "Trong khi trên thực tế, giá bán sản phẩm còn chịu tác động rất lớn từ thị trường giá nguyên vật liệu đầu vào, cũng như các chi phí tuân thủ của nhà sản xuất, nhất là xu hướng ngày càng tăng các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và đảm bảo môi trường, phát thải thấp. Những thách thức này trong cùng thời điểm sẽ cộng hưởng khó khăn cho các doanh nghiệp ngành hàng, nếu không được tạo thuận lợi hơn về chính sách, sẽ khó phục hồi và đóng góp bền vững cho kinh tế và xã hội.
Mặc dù, có ý kiến cho rằng tăng thuế không phải là nguyên nhân chính làm phát sinh các vấn đề này, song, thực tiễn về tính phức tạp của ngành Rượu hiện nay với khoảng 63% thị phần rượu thuộc khu vực phi chính thức, việc quản lý các vấn đề rượu lậu, rượu giả, kém chất lượng vẫn còn hết sức nan giải, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý gây thất thoát ngân sách, gây nhiều hệ lụy về rủi ro sức khỏe đối với người tiêu dùng.
Ngay cả khi các công cụ quản lý khác có thể phát huy tác dụng thì việc giá sản phẩm tăng cao trong khi người tiêu dùng chưa hoặc không sẵn sàng về chi trả cũng có xu hướng chuyển sang các mặt hàng thấp cấp. Điều này không tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, thay vào đó là tập trung sản xuất các sản phẩm thấp cấp hơn để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Vấn đề này cũng cần được cân nhắc trong mối tương quan với các mục tiêu nâng cao chất lượng ngành hàng và các chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.
Phương án tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng trong đó có mặt hàng bia đang được cơ quan soạn thảo luật xác định mức tăng liên tục từng năm. Đây cũng là vấn đề cần xem xét thêm, liệu có nên xác định cụ thể các mức tăng liên tục từng năm hay xác định mức tăng theo giai đoạn để thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng có đủ thời gian để thích ứng và điều chỉnh từ đó giúp nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước bền vững hơn.
Về lộ trình tăng thuế, như Tổng Bí thư có nói, luật chúng ta không nên cố định và quá cứng nhắc. Quy định về nguyên tắc, để sau này bối cảnh thay đổi, để chúng ta có dư địa thay đổi.
Đồng ý là tăng thuế, nhưng có thể chúng ta sẽ không cần thiết phải ấn định một mức cho từng năm, nhưng có bất lợi là nếu chúng ta muốn một cách tính thuế khác, một tỷ lệ khác thì chúng ta lại phải chờ để trình. Vì phương án mà Bộ Tài chính hay Chính phủ đưa ra cũng chỉ là phương án để thảo luận thôi, chúng ta đều có quyền thảo luận. Theo tôi, chúng ta cần phải có biên độ để điều chỉnh vì chúng ta biết là sửa đổi luật không dễ".
Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy
« Quay lại
Sự kiện
-
Jan 28, 2019
[FiinPro Data] 2018 Earnings Update: 82% of businesses reported profits with a 16% growth
-
Dec 07, 2018
-
Oct 22, 2018
-
Oct 09, 2018
-
28/04/2020
-
09/10/2018
Đầu tư ngành ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong suốt những năm qua. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua, tăng 154.1% so với mức tăng 2 con số của VNIndex là 96.5%. Liệu sức hấp dẫn của cổ phiếu Ngân hàng có còn trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019?