Giám đốc Điều hành Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn của FiinGroup tham gia Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam"
Ngày 25/4/2023, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.
Ngày 25/4/2023, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.
Tọa đàm có sự tham dự của các đại diện đến từ Ủy Ban Kinh tế và Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Câu lạc bộ Tài Chính tiêu dùng, một số công ty tài chính tiêu dùng như MCredit, HD Saison, SHB Finance, EVN Finance cùng một số chuyên gia kinh tế - pháp luật.
Tại buổi tọa đàm, ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Điều hành Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn của FiinGroup đã có bài tham luận và trao đổi về thực trạng thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD), tiềm năng cũng như các thách thức và đề xuất một số giải pháp cho thị trường này.
Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối Dịch vụ Nghiên cứu thị trường và Tư vấn, FiinGroup
Hiện nay thị trường TCTD bao gồm kênh tín dụng chính thức và phi chính thức:
-
Kênh chính thức được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại (NHTM) và Công ty tài chính (CTTC).
-
Kênh phi chính thức bao gồm các chuỗi cửa hàng cầm đồ và các tiệm cầm đồ nhỏ lẻ, các công ty cho vay ngang hàng (P2P lenders), các công ty cho vay trong ngày, các apps cho vay (Payday lenders) và các công ty Fintech cung cấp dịch vụ mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL).
Thị trường tài chính tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sinh hoạt và tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng yếu thế, không thể tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Đây cũng là một thị trường có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng tốt trong tương lai khi quy mô dư nợ vay tiêu dùng của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 27.17% GDP so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực từ 60%-70% GDP.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng nhanh và khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện nên thị trường tài chính tiêu dùng gặp phải một số thách thức liên quan đến lãi suất cho vay và thu hồi nợ.
Ông Đồng đã phân tích và chia sẻ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong quản lý và giải quyết các vấn đề này và đưa ra một số khuyến nghị để tháo gỡ các khó khăn trên, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ:
Đối với lãi suất cho vay tiêu dùng của các kênh phi chính thức
Cần ban hành quy định cụ thể về trần lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ kèm theo của các loại hình tài chính tiêu dùng phi chính thức (không chỉ là quy định cho riêng trần lãi suất cho vay như trong Bộ Luật Dân sự 2015)
Đối với hoạt động thu hồi nợ
-
Cân nhắc đưa dịch vụ đòi nợ thuê trở lại thành hoạt động kinh doanh có điều kiện, hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiêu dùng, hoạt động mua bán nợ vay tiêu dùng; và có cơ sở để xây dựng khuôn khổ pháp lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động này
-
Xây dựng khung pháp lý đầy đủ, chi tiết cho hoạt động thu hồi nợ đối với các hoạt động tài chính tiêu dùng chính thức và phi chính thức, cũng như của các công ty mua bán nợ, các công ty dịch vụ đòi nợ thuê (nếu được cho hoạt động trở lại) (đặc biệt là công khai các hình thức đòi nợ hợp pháp, các hành vi đòi nợ bị cấm và chế tài xử phạt nặng nếu vi phạm …).
Đối với hoạt động truyền thông
-
Đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu và phân biệt được các kênh tín dụng tiêu dùng chính thức (được cung cấp bởi ngân hàng và công ty tài chính được NHNN cấp phép) và các kênh phi chính thức (và cả các hình thức cho vay bất hợp pháp khác) từ đó giúp cho người dân tránh xa các kênh vay mượn có độ rủi ro cao
-
Đẩy mạnh giáo dục kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cho người dân; giúp họ có thể lập kế hoạch ngân sách và quản lý chi tiêu hiệu quả; góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện
-
Truyền thông về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, các rủi ro liên quan đến việc không trả nợ đúng hạn, từ đó giúp người dân hình thành thói quen vay và trả nợ vay tiêu dùng văn minh
Trong vài năm trở lại đây, FiinGroup đã thực hiện nhiều dự án tư vấn trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng cho nhiều ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam.
Quý vị quan tâm có thể đọc bản thuyết trình của FiinGroup tại đây.
Ngoài ra, quý vị cũng có thể theo dõi lại toàn bộ nội dung buổi tọa đàm trên trang fanpage của Tạp Chí Nhà Đầu tư tại đây.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn của FiinGroup cũng như sự hỗ trợ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: research.support@fiingroup.vn hoặc linh.ledieu@fiingroup.vn
« Quay lại
Sự kiện
-
Jan 28, 2019
[FiinPro Data] 2018 Earnings Update: 82% of businesses reported profits with a 16% growth
-
Dec 07, 2018
-
Oct 22, 2018
-
Oct 09, 2018
-
28/04/2020
-
09/10/2018
Đầu tư ngành ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong suốt những năm qua. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua, tăng 154.1% so với mức tăng 2 con số của VNIndex là 96.5%. Liệu sức hấp dẫn của cổ phiếu Ngân hàng có còn trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019?